Đi Xe Đạp Có Được Sử Dụng Ô Dù?

Nhiều bạn cũng thắc mắc vấn đề này, Nếu sử dụng ô dù đi xe máy thì chắc chắn bị phạt rồi, còn nếu đi xe đạp mà sử dụng ô dù thì sao? có bị phạt không? Nếu phạt thì phạt bao nhiêu?

Hỏi:

Tôi thường dùng xe đạp để chơi với bạn bè, vì như thế vừa rèn luyện sức khỏe, lại tiết kiệm xăng. Vừa rồi, có hôm trời mưa phùn, tôi đèo bạn tôi, bạn tôi cầm ô ở đằng sau che cho cả hai người. Tôi nghĩ là như thế thì không phạm luật giao thông, vì luật chỉ cấm xe máy sử dụng ô. Còn xe đạp thì vẫn được, có đúng không?

Trả lời:

Sử dụng ô dù cầm tay khi tham gia giao thong cho dù là xe máy hay các phương tiện thô sơ đều có thể gây ra nguy hiểm, như chúng ta đã biết ô dù là vật công kềnh, tuy với những chiếc ô nhỏ nhưng khi dưới trời mưa, hay gặp gió đặt biệt ngồi trên xe nó rất dễ bị lật, làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển xe và người đi đường xung quanh. Hơn nữa, khi di chuyển trên đường, ô rất dễ vướng mắc vào các vật ở trên cao như cành cây, dây điện, quán cóc. Điều này có thể làm người điều khiển bị loạng choạng.

Chính vì thế Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và các loại xe thô sơ khác sử dụng ô khi tham gia giao thông. Như vậy, cũng giống như với xe máy, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp cũng không được sử dụng ô.

Với hành vi vi phạm sử dụng ô dù khi điều khiển, ngồi trên xe đạp, tại Điểm h Khoản 1 Điều 8, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.

Như vậy quy định mới giữ nguyên mức phạt so với quy định trước đây.

> Ngoài ra các điều khoản quy định đối với người đi xe đạp như sau:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm h Khoản 2; Điểm e Khoản 4 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 (hai) xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.”

Để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người đi đường xung quanh, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp không nên sử dụng ô khi tham gia giao thông. Khi trời mưa, nắng nên sử dụng các vật dụng khác như mũ, nón, áo mưa.

Bình Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
Hotline: 0979 36 8833