Dù Giấy Wagasa Truyền Thống Vẻ Đẹp Đất Nước Nhật Bản

Dù Wagasa là 1 loại ô dù được bằng chủ yếu bằng chất liệu giấy và tre, chiếc dù giấy Wagasa Nhật bản (和傘) – truyền thống gắn liên với văn hóa và vẻ đẹp của đất nước Nhật Bản. Từ ngày xưa hình ảnh chiếc dù giấy tên tay của những cô gái Nhật Bản đã quá quen thuộc với những du khách khi tới đây.

Cô gái Nhật trên tay cầm dù giấy Wagasa

Trái ngược hoàn toàn với những chiếc dù cầm tay thường được làm bằng vải hoặc nhựa, thì dù Wagasa đáng ngạc nhiên được làm từ giấy. Bạn có thể nghĩ đến “làm thế nào mà bạn có thể tạo ra chiếc dù bằng giấy?”, Nhưng điều này đạt được bằng cách bôi một lớp dầu lên bề mặt giấy làm cho nó không thấm nước. Wagasa được làm thủ công từ những chất liệu tự nhiên.

Sở dĩ chiếc dù khi du nhập vào Nhật Bản được đặt tên Wagasa vì muốn gợi nhắc tới nguyên liệu chính làm nên vẻ đẹp của nó: giấy washi, loại giấy truyền thống nước Nhật. Khung tre được tách từ một thân tre lớn. Tổng cộng có 50 khung và tất cả đều được gọt với độ dày bằng nhau.

Ban đầu xuất hiện chiếc dù này không thể mở ra và gấp lại, được các tầng lớp quý tộc sử dụng để che nắng mà thôi, cho đến Cuối thế kỷ 16 khi kỹ thuật chống thấm nước phát triển dù Wagasa được cải tiến có thể đóng mở dễ dàng được sử dụng rộng rãi và là món phụ kiện tuyệt đẹp cho hầu hết người dân. Để làm được chiếc ô giấy Wagasa các nghệ nhân phải mất tới vài tháng làm việc tỉ mỉ. Sau khi hoàn thành phần khung, họ cũng mất rất nhiều thời gian để vẽ trang trí bằng sơn mài. Các họa tiết chủ yếu thường xuất hiện trên wagasa là các chủ đề liên quan đến các tích truyện xưa hoặc các họa tiết thiên nhiên như chim, hoa, quả và những nàng thơ xinh đẹp,…Bề mặt dù là cả một bức tranh thủy mặc tuyệt mỹ. Công đoạn làm một chiếc dù wagasa hết sức cầu toàn và kỳ công.

* Nguồn Gốc Dù Giấy Wagasa Nhật Bản

Tuy tất cả mọi người biết đến chiếc ô dù giấy Wagasa Nhật Bản nhưng thực ra nó có nguồn gốc lịch sử ra đời từ Trung Quốc rồi mới du nhập vào xứ sở Phù Tang và chính người Nhật mới khiến cây dù giấy này trở nên hoàn hảo và trở thành biểu tượng của một nền văn hóa.

Lịch sử của dù giấy Wagasa kéo dài hơn 1.400 năm lịch sử. Vào thời Edo, Wagasa phát triển rực rỡ với sự ra đời của vô số kiểu dáng độc đáo. Bên cạnh loại dù Janomegasa được giới tăng lữ và y sĩ ưa chuộng, có cả loại dù được dùng để làm đạo cụ trên các sân khấu Kabuki, loại được thiết kế sao cho tên cửa hàng hay doanh nghiệp của người sử dụng hiện lên tán dù ngay khi thấm nước. Trong các bức họa còn được lưu lại từ thời này, hình ảnh thị dân cũng xuất hiện bên dưới tán dù, chứng tỏ Wagasa đã trở thành một nhu yếu phẩm được sử dụng rộng rãi trong quần chúng. Với màu sắc và họa tiết đa dạng, Wagasa cũng được nữ giới xem như phụ kiện thời trang quan trọng bên cạnh Kimono.

 

Đến thời Meiji, khi các loại ô dù phương Tây vừa bền vừa rẻ du nhập vào ồ ạt, Wagasa dần bị thay thế đi. Dù vậy, ngày nay ta vẫn có thể bắt gặp bóng dáng thấp thoáng của Wagasa trong các buổi lễ trà đạo, biểu diễn làn điệu dân gian, các thắng cảnh du lịch hay lữ quán truyền thống. Vẻ đẹp cổ điển của Wagasa vẫn còn được lưu giữ trọn vẹn như những ngày đầu tiên.

* Đặc Trưng Dù Giấy Wagasa

Khác với các loại dù cầm tay hiện nay mà chúng ta vẫn thường dùng có 8 nam và 8 múi dù dù Wagasa được làm từ giấy sơn dầu có trọng lượng khá nặng nên cần có từ 30 – 70 nan tre tùy loại.

Tán của Wagasa được làm từ giấy sơn dầu có trọng lượng khá nặng

Quy trình làm giấy washi cũng rất cầu kỳ, với nguyên liệu làm từ lõi của ba loại cây quý trồng tại Nhật, gồm cây kozo (dâu tằm), cây mitsumata (thụy hương vàng) và cây ganpi (cây bụi). Bề mặt giấy washi rất mềm và ấm, khác hẳn với loại giấy làm từ bột gỗ ở phương Tây. Khả năng hấp thụ mực và màu vẽ của giấy rất tốt, khiến các đường nét họa tiết trở nên sống động hơn. Không những thế, đặc điểm nổi bật nhất của loại giấy này chính là tính bền bỉ và chống thấm cao, đó cũng là lý do làm tăng giá thành của sản phẩm này.

 

Quy trình làm khung dù, người thợ sẽ vót tre thật tỉ mỉ sao cho kích thước các nan tương tự nhau để tạo sự cân đối, cũng như bảo đảm được tính thẩm mỹ cho chiếc dù. Sau khi tỉ mẩn vót nan và hoàn thành bộ khung thủ công này, người thợ sẽ dán giấy washi lên khung dù và phơi khô qua đêm. Khi đã khô, dù sẽ được xếp lại để tạo nếp gấp trông tự nhiên hơn.

Tùy vào mục đích sử dụng mà người thợ sẽ phết dầu hoặc không phết lên bề mặt giấy. Nếu là dù che nắng thì sẽ bỏ qua công đoạn này. Đối với dù đi mưa, phải trải qua công đoạn cuối cùng là sơn phết các loại dầu thực vật như dầu lanh, dầu ngô đồng hay mủ hồng lên giấy để chống thấm nước, sau đó dù sẽ tiếp tục được đem đi phơi nắng. Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành, thường vào mùa hè sẽ phơi một tuần, còn vào đông thì phải phơi liên tục ba tuần. Công đoạn cuối cùng chính là trang trí họa tiết cho wagasa. Nghệ nhân sẽ vẽ trang trí cho giấy washi bằng các họa tiết, hoa văn truyền thống đặc trưng của Nhật như chim muông, hoa lá, chủ đề liên quan đến các điển tích cổ xưa. Để hoàn thành một chiếc dù, các nghệ nhân phải mất tới vài tháng làm việc tỉ mỉ.

> Hiện nay tuy có rất nhiều mẫu ô dù cầm tay ra đời nhưng ở Nhật Bản chiếc dù wagasa mang mang vẻ đẹp truyền thống của nó, với các du khách quốc tế là món quà tặng tuyệt đẹp ai cũng muốn mua về tặng bạn bè hay người thân.

Bình Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
Hotline: 0979 36 8833