Lọng Dù, Tìm Hiểu Về Chiếc Lọng

Chiếc Lọng với những người xưa thì không xa lạ gì nhưng với giới trẻ hiện nay khi mà những chiếc ô dù cầm tay ra đời với rất nhiều kiểu dáng, trẻ trung, thời trang, tiện dụng, nhỏ gọn, sang trọng thì dần như người ta quên đi hình ảnh chiếc Lọng, chính vậy khi hỏi về chiếc Lọng là gì thì hầu hết các bạn không biết và băn khoăn.

Lọng hay Lọng dù là tên gọi chung cho vật dụng dùng để che mưa, che nắng có hình dạng như chiếc ô dù cầm tay nhưng có kích thước lớn hơn rất nhiều, ngày xưa lọng được sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ để che khi đón rước vua quan hoặc thánh thần.

Lọng che cho vua Lý Công Uẩn

Đây là vật dụng hết sức quen thuộc thời xưa, hình ảnh chiếc Lọng dù tôn vinh sự trang trọng, quý phái, cũng được sử dụng nhiều trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian, chiếc lọng từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi…là vật hầu như không thể thiếu được.

Lọng dù trong các lế hội
Lọng dù sử dụng trong lễ hội của làng

Ngoài ra chiếc Lọng còn được trưng bày thờ phụng trong các chùa, đình làng, nhà thờ họ…

Lọng Dù Xuất Hiện Khi Nào? Ở Đâu?

Nguồn gốc chiếc lọng

Theo như những nguồn tin hay một số người cho rằng chiếc lọng xuất hiện đầu tiên tại khu vực Trung Đông, cụ thể ở vùng Nineveh, khi mà các thợ thủ công chế tác nên những chiếc lọng để che nắng cho nhà vua và các vị hoàng thân. Nhưng trên thực tế và ghi chép để lại cho biết, Chiếc lọng được tìm thấy đầu tiên trong lăng mô TẦN THỦY HOÀNG trong đội quân đất nung nổi tiếng với niên đại hơn 2220 năm.

Chiếc lọng trong lăng mộ tần thủy hoàng

Những chiếc lọng tìm thấy ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng là loại số định không thể đóng mở được, Các bằng chứng đầu tiên về một chiếc lọng có thể đóng mở được phát hiện vào năm 21 trước Công nguyên, thời vua Vương Mãng, trong lăng mộ tại bán đảo Triều Tiên

Nghề Làm Lọng Ở Việt Nam Có Từ Khi Nào

Nghề làm lọng ở nước ta bắt đầu từ thời Lê – Mạc, ông tổ nghề làm Lọng là Lê Quang Hành. Lọng được gọi là dù thần hay dù quan. Ngày xưa, việc đi lại hằng ngày hay công cán của vua quan đều sử dụng lọng. Tùy theo cấp bậc của quan mà chuyến đi công cán sẽ được bố trí bao nhiêu lọng và có màu sắc gì.

Vua thì đi 4 lọng vàng, hoàng tử đi 4 lọng đỏ hay tía, các quan từ tuần phủ, đề phủ trở lên được đi 4 lọng xanh…mỗi cây lọng còn có chất liệu và được trang điểm khác nhau tùy theo mỗi chức quan.

Ví dụ: Lọng của vua có gắn thêm 28 bông bèo, làm bằng chỉ bào lấy từ bẹ lá cây thơm hoặc bằng bông nhuộm ngũ sắc, sâu chỉ thả lòng thòng dài rồi cột thắt vào nan lọng, chóp lọng bằng bạc màu vàng, cán bằng gỗ sơn son. Lọng của hoàng tử có 20 bông bèo, chóp lọng bằng màu thau mạ vàng, cán gỗ sơn son. Lọng của các tuần phủ, đề đốc trở lên có 16 bông bèo, chóp lọng bằng thiếc mạ bạc, cán tre quét sơn màu cánh gián…

Những Công Đoạn Làm Chiếc Lọng Dù

Theo như những chia sẻ của các nghệ nhân làm Lọng ở nước ta, để làm ra chiếc lọng và hoàn chỉnh một cái lọng phải mất từ 12 đến 15 ngày miệt mài làm việc qua nhiều công đoạn tỹ mỹ:

Đầu tiên, để làm thân lọng dù cần chọn một cây tre đực đường kính khoảng 5cm, chiều cao khoảng 2m, phơi khô đánh bóng.

Khung lọng khi chưa hoàn thành

Tiếp theo lấy một khúc gỗ mít tiện thành hình khối có đường kính 10cm, rỗng ruột gọi là “gen”, trên đầu khối gen xẻ ra 46 hoặc 48 đường sâu, không được lẻ. Tiếp theo là cây chống được làm từ những nan tre, cây dài khoảng 30cm có 20 lỗ khoan, cây ngắn khoảng 20cm có 16 lỗ khoan, những cây chống này xếp xen kẽ dài ngắn vào khối gen ở trên.

Tiếp tục là cây sườn, cũng giống như cây chống nhưng dài hơn và được uốn cong một đầu, có 8 lỗ mạng và 1 lỗ cuối để kết nối với cây chống. Sau khi lắp ráp xong thành hình giống chiếc dù, bán kính của khung lồng phải bằng 1,2m để thuận lợi cho việc phủ áo lên trên.

Công đoạn vào tua lọng

Công đoạn khó nhất và đã tạo nên giá trị thật sự cho cây lọng là phần thêu. Nghệ nhân phải chọn được 7 màu len phù hợp để phối màu đan len. Lọng chia làm 5 tầng, đầu tiên là giăng kiên, đan lên xuống qua lại nhiều lần theo một quy luật nhất định để tạo ra hình mũ địa tạng.

Tiếp theo là đan chéo hạt cườm với màu len nổi bật rực rỡ. Phần đan lát chả đòi hỏi sự khéo léo, người thợ phải có kĩ thuật điêu luyện. Lát chả đan thành hình chữ nhật rõ ràng và đều nhau, phải biết phối màu len hài hòa để tránh sự cầu kì và giữ sắc thái trang trọng.

Ông Thiện nghệ nhân làm lọng

Ngoài ra, giao điểm của cây chống và cây sườn được đan thành hình mạng nhện một cách tỉ mỉ, không được sai sót. Mạng nhện phải kín, tránh để lộ những giao điểm giữa chống và sườn đồng thời làm cho cây lọng trở nên vuông vức

Ông Thiện nghệ nhân làm lọng

— Theo Lạc Tiên

Như những người xưa cho biết nếu ngủ chiêm bao thấy cái lọng đó chính là điềm lành: Chiêm bao thấy mình đang kết lọng là điềm lành, Thấy mình che lọng trắng là phát tài to.Thấy lọng che cho mình làm bằng lông chim là điềm được của bất ngờ.

> Tuy không được sử dụng rộng như xưa nhưng nghề làm Lọng dù hiện nay vẫn không bị lẵng quên, các làng nghề và nghệ nhân làm lọng dù vẫn đang trung thành với nghề ông cha. Điển hình như: Cơ sở làm lọng của ông Hoàng Ngọc Tuyên nổi tiếng ở Bùi Thị Xuân, TP.Huế, cơ sở có khoảng 15 nghệ nhân tạo ra những chiếc lọng dù truyền thống.

 

 

Bình Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
Hotline: 0979 36 8833